Bộ phận dùng: hoa. Có hai loại hoa: kim cúc (Chrysanthemum japonicum) nhỏ như khuy áo, màu vàng (thường có); bạch cúc (Chrysanthemum sinense Sabine) tốt hơn, hiếm có, hoa trắng, thường dùng ướp trà.
Thứ khô, nguyên hoa, không mốc, mọt, sâu, không vụn, không lẫn tạp chất, thơm nhiều là tốt.
Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Can và Thận.
Tác dụng: tán phong nhiệt, giáng hoả, giải độc.
Chủ trị: trị các chứng chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt. Trị đinh nHọt, sang lở.
- Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau đầu, nghiến răng và đau Họng: Dùng Cúc hoa với Tang diệp, Bạc hà và Cát cánh trong bài Tang Cúc Ẩm.
- Phong nhiệt ở can hoặc cơn can hỏa bốc lên trên biểu hiện như mắt đau, sưng và đỏ: Dùng Cúc hoa với Tang diệp, Thuyền thoái và Hạ khô thảo.
- Âm hư ở can và thận biểu hiện như mờ mắt và hoa mắt: Dùng Cúc hoa với Câu kỷ tử và và Nữ trinh tử trong bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn.
- Can dương vượng biểu hiện như mờ mắt, hoa mắt: Dùng Cúc hoa với Quyết minh tử, Câu đằng và Bạch thược
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Hái về bứt rời từng cánh phơi nắng hoặc phơi râm. Dùng tươi càng tốt.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Lúc hoa mới chớm nở thì hái ngay, không để đến lúc nở to. Phơi trong râm hoặc sấy nhẹ lửa. Dùng sống.
- Mùa đông, nhặt bỏ tạp chất. Dùng sống.
Bảo quản: dễ bị sâu, mọt, mốc. Không nên phơi nắng nhiều mất hương vị và nát cánh hoa, biến màu. Để nơi cao ráo, khô, đậy kín.
Không được sấy nóng quá, chỉ nên hong gió cho khô nếu bị ẩm.
Chú ý: Cúc hoa vàng chủ yếu dùng cho hội chứng phong, nhiệt ở biểu, còn Cúc hoa trắng dùng để làm sơ Can, trừ phong và làm sáng mắt.