Bộ phận dùng: lá. Lá sắc lục tro hoặc lục vàng, cứng giòn; lá ẩm mốc, đen, vụn nát là xấu.
Tính vị: vị cay, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Can và Thận.
Tác dụng: bổ Can Thận, trợ dương, ích tinh, trừ phong thấp, làm thuốc cường dương.
Chủ trị: trị liệt dương, đau eo lưng, đầu gối yếu, trị phong tê.
- Suy thận dương biểu hiện như bất lực, yếu lưng dưới và đầu gối và hay đi tiểu: Dùng Dâm dương hoắc với Tiên mao và Sinh địa hoàng.
- Ðau lạnh ở lưng dưới và đầu gối và tê cứng chân tay do ứ bế bởi xâm nhiễm của phong hàn thấp: Dùng Dâm dương hoắc với Uy linh tiên, Đỗ trọng và Nhục quế.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Cứ 5kg Dâm dương hoắc tẩm với 400g mỡ dê, sao khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch thái nhỏ, phơi khô, sấy qua. Có thể tẩm qua rượu càng tốt rồi sao qua.
Bảo quản: đậy kín, để nơi khô ráo, tránh ẩm và làm vụn nát.
Kiêng ky: Dương vật cương lên liên tục, di hoạt tinh đều không nên dùng.
Không dùng Dâm dương hoắc trong trường hợp âm hư vượng hỏa.