Bộ phận dùng: gỗ đã khô.
Tính vị: vị cay, tính ấm.
Qui kinh: Vào kinh Tâm và Can.
Tác dụng: hoạt huyết, trừ bế ứ. Cầm máu và giảm đau, dẫn khí xuống dưới và trừ thấp trọc.
Chủ trị: Trị ngực bụng đầy trướng, chấn thương gây tụ máu.
- Ứ khí, huyết biểu hiện như cảm giác tức ngực và đau hạ sườn: Dùng Giáng hương với Uất kim, Đảng sâm, Táo nhân.
- Sưng và đau do chấn thương ngoài: Dùng Giáng hương với Nhũ hương và Một dược.
- Ung nHọt độc: Giáng hương + Nhũ hương, tán bột, hoà nước, àlm thành viên, đốt lên để xông, trừ tà khí (Nhị Hương Hoàn - Tập Giản Phương).
- Thấp trọc bên trong kèm nôn và đau bụng: Dùng Giáng hương với Hoắc hương và Mộc hương.
- Xuất huyết và đau do chấn thương ngoài: Dùng một mình Giáng hương, dùng ngoài.
Liều dùng: 3-6g; 1-2g (dạng bột).
Bào chế: Lấy phần gỗ ở tâm của Giáng hương, ngâm rửa bằng nước nóng, bào hoặc thái thành phiến, phơi trong bóng râm. .
Bảo quản: Cho vào thùng đậy kím để tránh bay hơi.
Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp Âm hư hoả vượng và huyết nhiệt vọng hành gây xuất huyết.
Email: info@daiduonglam.com thadenco@gmail.com Điện thoại: 02838 909 593 Fax: 02835 118 092 Di động: 0969 070 060
Y HỌC CỔ TRUYỀN
y học, cổ truyền, bài thuốc, đông y, tây y, tiểu đêm, đau bụng kinh, thuốc bổ, an thai...