- Thứ vỏ dày mềm, sắc nâu tía, thơm và có nhiều dầu là tốt, đặc biệt thứ có đốm sáng (Kim tinh hậu phác) là tốt hơn cả.
- Trước kia Việt Nam chỉ dùng thứ vỏ dày sắc tím, thơm hắc (của Phú Quốc đưa ra). Nay chỉ có thứ vỏ dày, sắc nâu, không thơm, hắc gọi là ‘Vỏ dê’ Cinnamonuu sp, Họ Long não (Lauraceae) hoặc thứ vỏ gọi là ‘Vối rừng’ Eugenia jambolana Lam, Họ Myrtaceae đều chưa đúng phẩm chất.
Tính vị: vị cay, đắng, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị và Đại trường.
Tác dụng: hạ khí, tiêu đờm, tiêu hoá, lợi thuỷ.
Chủ trị: trị hoắc loạn, kiết lỵ, bụng đầy trướng, thổ tả, trị ngoại cảm, nóng sốt.
- Rối loạn Tỳ Vi do thấp trệ và khó tiêu biểu hiện như đầy va chướng vùng thượng vị: Dùng Hậu phác với Thương truật và Trần bì trong bài Bình Vị Tán.
- Nếu thấp phong bế tỳ và vị gây khó tiêu, đau và chướng bụng và táo bón: Dùng Hậu phác với Đại hoàng và Chỉ thực trong bài Thừa Khí Thang.
- Ho suyễn: Dùng Hậu phác và Hạnh nhân trong bài Quế Chi Gia Hậu Phác Hạnh Tử thang.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 20g.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch nhanh, cạo bỏ thô bì, thái lát mỏng 2 - 3 ly tẩm nước gừng, sao qua.
Bảo quản: đậy kín, để nơi khô ráo vì dễ mốc. Tránh nóng vì mất dầu thơm.
Kiêng ky: Tỳ Vị hư yếu, nguyên khí kém, đàn bà có thai không nên dùng.