Bộ phận dùng: quả và hạt. Quả nhỏ bằng đầu ngón tay út, da hơi màu vàng nâu, thứ khô, to, dày, nhiều dầu thơm hạt chắc, không ẩm, mọt là tốt.
Không dùng thứ sao sẵn để đã lâu (kém chất).
Tính vị: vị thơm cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh Tỳ, Tâm, Thận.
Tác dụng: tráng dương, ấm Thận, ôn Tỳ.
Chủ trị: trị tiểu gắt, di tinh, cầm tiêu chảy.
- Hàn phạm vào tỳ và thận biểu hiện như đau bụng và nôn: Dùng phối hợp ích chí nhân với đẳng sâm, bạch truật và can khương.
- Thận hư biểu hiện như đái dầm và di tinh: Dùng phối hợp ích chí nhân với sơn dược và ô dược.
- Tiêu chảy và tiết nước bọt nhiều do tỳ hư: Dùng phối hợp ích chí nhân với phục linh, sơn dược, đẳng sâm và bán hạ.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y:
Đập bỏ vỏ ngoài, cứ 1kg Ích trí nhân lấy 50g muối ăn hoà tan với 100 ml nước, cho vào trộn đều ủ 3 giờ sao qua. Khi dùng giã dập.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mua về, bỏ lọ đậy kín. Khi dùng:
- Dùng sống: đập bỏ vỏ lấy nhân giã dập. Trong chứng trướng đầy thì không phải bỏ vỏ chỉ đập dập.
- Dùng chín: lấy nhân sao qua đập dập (vào Tỳ ).
+ Lấy nhân tẩm muối, sao qua, đập dập để nó chạy vào Thận (thường dùng)
Ghi chú:
không nên đập dập hoặc tẩm sao sẵn để lâu ngày, và sao kỹ quá thì mất tinh dầu.
Bảo quản: để nơi khô ráo, lọ kín, tránh ẩm, nóng vì nó làm mất hết tinh dầu.
Kiêng ky: bệnh thực hoả, các bệnh do hoả nghịch lâu không nên dùng.
Âm hư kèm vượng hỏa, di tinh, t iểu nhiều và chảy máu tử cung do nhiệt.
Email: info@daiduonglam.com thadenco@gmail.com Điện thoại: 02838 909 593 Fax: 02835 118 092 Di động: 0969 070 060
Y HỌC CỔ TRUYỀN
y học, cổ truyền, bài thuốc, đông y, tây y, tiểu đêm, đau bụng kinh, thuốc bổ, an thai...