Nếu bạn hay thức giấc giữa đêm để “giải quyết nỗi buồn” thì có lẽ bạn sẽ hứng thú với bài viết này. Tiểu đêm là gì? Những nguyên nhân có thể gây ra? Tại sao tình trạng này trở nên phổ biến khi chúng ta già đi? Cùng khám phá nguy cơ tiềm ẩn của bệnh đái tháo đường, chứng ngưng thở khi ngủ và những vấn đề về tuyến tiền liệt và bàng quang trong tình trạng tiểu đêm
Tiểu đêm được định nghĩa là tăng nhu cầu quá mức khiến ai đó phải thức giấc để đi tiểu vào buổi tối. Bạn có thể tự nhận thấy mình phải sử dụng nhà vệ sinh nhiều hơn 1 lần trong đêm và làm gián đoạn giấc ngủ của bản thân. Nó khác với chứng đái dầm, tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân Có 1 số nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm, thường gặp nhất là uống quá nhiều nước hay các loại thức uống khác (đặc biệt là thức uống có cafein và cồn) khi sắp đến giờ ngủ. Giảm lượng nước nhập thời điểm trên giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng này. Thông thường, cơ thể chúng ta có khả năng cô đặc nước tiểu, cho phép chúng ta ngủ suốt đêm mà không phải thức giấc, nhưng khi chúng ta già đi, công việc này không được hoàn thành tốt nữa. Ngoài ra, ở những người đàn ông lớn tuổi, tình trạng tiểu đêm này còn do bàng quang phải giữ nhiều nước tiểu hơn vì sự phì đại tuyến tiền liệt. Trong khi đó, phụ nữ có bàng quang yếu hơn hay các vấn đề tiết niệu khác. Viêm nhiễm bàng quang hay đường tiết niệu làm tăng đi tiểu vào ban đêm. Các bệnh lý khác cũng gây ra như:
• Đái tháo đường
• Bệnh thận mạn
• Suy tim sung huyết
• Tăng calci máu
Có nhiều loại thuốc cũng làm đi tiểu đêm, thường nhất là thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp hay điều trị phù ngoại biên (như phù bàn chân và mắt cá). Một trong số đó là furosemide (Lasix), những thuốc khác như:
Demeclocycline
Lithium
Methoxyflurane
Phenytoin
Propoxyphene
Cuối cùng, các rối loạn giấc ngủ cũng có thể gây ra tiểu đêm. Chứng ngưng thở do tắc nghẽn đường thở khi ngủ đã được ghi nhận làm tăng tần suất tiểu đêm, bởi vì khi thức giấc, cơ thể chúng ta nhận thức được tình trạng căng đầy bàng quang. Thêm vào đó, trạng thái tắc nghẽn đường thở khi ngủ làm quả tim phát đi tín hiệu thải nước tiểu từ 2 quả thận, vì trạng thái này làm tăng áp lực âm trong lồng ngực, tương tự xảy khi quá tải thể tích tuần hoàn. Tín hiệu hóc môn từ tim phát đi làm thận tăng thải ra từng lượng nước tiểu nhỏ khiến chúng ta phải đi tiểu nhiều lần. Do đó, điều trị bệnh lý ngưng thở do tắc nghẽn đường thở khi ngủ thường cải thiện đáng kể tình trạng này.
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt ở nam giới
Tăng sản lành tính tuyền tiền liệt là nguyên nhân tiểu đêm rất phổ biến nam giới lớn tuổi, được xem như không phải ung thư mà lành tính; tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo, khi to ra, tuyến này sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy. Cùng với đó, thành bàng quang sẽ dày lên và khó làm trống nước tiểu một cách chính xác.
Tăng sản lành tính tuyền tiền liệt là bệnh lý phổ biến nhất ở nam giới trên 50 tuổi. Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, có khoảng 14 triệu người Mỹ có triệu chứng gợi ý bệnh lý này. Bệnh lý này cũng ảnh hưởng đến một nửa nam giới từ 51 đến 60 tuổi và ảnh hưởng tới 90% nam giới trên 80 tuổi.
Nếu triệu chứng đi tiểu chỉ xảy ra về đêm, nên cân nhắc chứng ngưng thở khi ngủ trước khi nghĩ do phì đại tuyến tiền liệt.
Có nhiều cách điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, bao gồm can thiệp ngoại khoa và điều trị nội khoa. Một số bệnh nhân sống chung với các triệu chứng của bệnh lý tăng sản lành tính tuyến tiền liệt có thể trì hoãn điều trị sau khi khám bác sĩ. Nếu bạn có những triệu chứng nghi ngờ bệnh lý này, bạn nên đến khám và nghe tư vấn từ bác sĩ.