Bộ phận dùng: Hạt loại già, chắc, không mốc, không lép, không đen, không thối là tốt.
Tính vị: vị cay, tính nhiệt, rất độc (bảng A).
Quy kinh: Vào kinh Vị và Đại Trường.
Chủ trị:
a) Theo Tây y: chỉ dùng dầu của Ba đậu làm thuốc trị tê thấp, viêm phổi, đau ruột. Thuốc tẩy mạnh (rách áo). Ngày uống một giọt hoà tan trong dầu khác.
b) Theo Đông y: dùng hạt đã loại bỏ dầu. Thường phối hợp với các vị khác.
- Đau bụng và táo bón do hàn hoặc ứ máu ở ruột: Dùng phối hợp Ba đậu với Đại hoàng, Can khương dưới dạng thuốc bột.
- Trẻ không tiêu sữa, đờm nhiều và co giật trẻ em: Dùng phối hợp Ba đậu với Thần khúc, Đởm Nam tinh và Chu sa.
- Cổ trướng: Dùng phối hợp Ba đậu với Hạnh nhân.
- Viêm thực quản, đờm nhiều chẹn khí quản, thở nhanh, thậm chí nghẹt thở: Bột ba đậu thổi vào trong Họng để gây nôn.
- NHọt và nHọt độc: Ba đậu dùng bên ngoài.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: đem đánh nát, cho vào nửa dầu vừng, nửa rượu, nấu cho cạn khô, nghiền nát như cao để dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). Dùng Ba đậu có khi dùng nhân, có khi dùng vỏ, có khi dùng dầu, có khi dùng sống, có khi bọc cám sao, có khi nấu với giấm, có khi đốt tồn tính, có khi bọc giấy nghiền nát, ép bỏ dầu (ba đậu sương) (Bản Thảo Cương Mục).. Ghi chú:
bào chế Ba đậu phải bảo vệ mắt và tay vì dầu nó rất nóng gây dộp da.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
a) Bỏ vỏ, giã Ba đậu cho nhỏ, quấn giấy bản rồi ép, sau thay giấy bản, lại ép, đến khi nào dầu không thấm ra nữa thì thôi. Sao qua cho vàng (Ba đậu sương). Ngày dùng 0,05 đến 0,02g.
b) Làm như trên rồi sao đen, gọi là Hắc ba đậu. Ngày dùng có đến lg.
Bảo quản: hạt và dầu ba đậu là thuốc độc bảng A. Cần để nơi khô ráo, mát, tránh nóng, tránh ẩm vì hạt dễ bị đen thối và mọt.
Liều dùng: 0,1-0,3g.
Chú ý:
Không được trộn lẫn Ba đậu với Khiên ngưu hoa.
Không ăn nóng hoặc uống nước nóng trong khi dùng Ba đậu.