Tác dụng:Chữa đâu bụng kinh nguyệt, thiếu máu huyết, mệt mỏi, biếng ăn, tóc bạc và đái dầm.
Cách Dùng: Ngày dùng 2 lần trước khi ăn từ 15' - 30'. Mỗi lần 20 viên hoàn nhai và uống nước trực tiếp, Hoặc cho 20 viên vào cốc nước ấm và dùng thìa khuấy tan ra rồi uống.
Thời hạn dung: 2 Năm ( Xem trên bao bì)
Bảo quản: Nhiệt độ 27c
Xuất Xứ: Việt Nam
Tác dụng:Chữa đâu bụng kinh nguyệt, thiếu máu huyết, mệt mỏi, biếng ăn, tóc bạc và đái dầm.
Cách Dùng: Ngày dùng 2 lần trước khi ăn từ 15' - 30'. Mỗi lần 20 viên hoàn nhai và uống nước trực tiếp, Hoặc cho 20 viên vào cốc nước ấm và dùng thìa khuấy tan ra rồi uống.
Tìm hiểu chung
Đau bụng kinh là tình trạng gì?
Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới. Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.
Đối với một số người, cơn đau bụng kinh chỉ làm họ hơi khó chịu. Tuy nhiên ở những người khác, cơn đau có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung cũng có thể gây đau trong kỳ kinh nguyệt. Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả là điều trị nguyên nhân gây ra nó.
Đối với đau bụng kinh không do các tình trạng sức khỏe gây ra, tình trạng này thường có khuynh hướng cải thiện theo tuổi và sau khi sinh.
Nguyên nhân gây bệnh:
Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau bụng kinh?
Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp để giúp thải ra chất đệm lót tử cung. Hormone, như các chất (prostaglandin) liên quan đến đau và viêm, gây ra các cơn co thắt cơ tử cung. Nồng độ prostaglandin cao thường đi kèm với đau bụng kinh nghiêm trọng.
Co thắt nghiêm trọng có thể dẫn đến co các mạch máu nuôi tử cung. Khi một phần cơ mất một thời gian ngắn để cung cấp oxy sẽ gây ra đau.
Đau bụng kinh cũng có thể do các yếu tố sau gây ra:
Lạc nội mạc tử cung: trong tình trạng này, các mô tuyến tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, thường gặp nhất trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu.
U xơ tử cung: tình trạng phát triển các tế bào không bị ung thư trong thành tử cung có thể là nguyên nhân gây ra đau đớn.
Lạc nội mạc trong cơ tử cung: trong điều kiện này, các mô tuyến tử cung bắt đầu phát triển thành các bức tường cơ tử cung.
Bệnh viêm vùng chậu (PID): bệnh nhiễm khuẩn của cơ quan sinh dục nữ thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.
Hẹp cổ tử cung: ở một số phụ nữ, hẹp cổ tử cung có thể cản trở dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.