Bộ phận dùng: cả cây (bỏ rễ). Có nhiều loại, thường dùng là cây có hoa vàng, cuống dài, lá nhám có lông, mỗi bên rìa có 2 - 3 răng cửa nhỏ, thân nõn cũng có lông, toàn cây có mùi thơm như rau ngò om cho nên có người còn gọi là cây Ngổ đất. Không nhầm với cây có hoa giữa vàng, lá to mà hoa nhỏ, cũng có lông nhưng dài hơn.
Cây khô, nhiều lá, hoa, không mốc ẩm là tốt.
Ở Trung Quốc có cây Lỗ địa cúc (W.prostrata hemsley) giống cây Sài đất của Việt Nam.
Thành phần hoá học: chưa nghiên cứu.
Tính vị: vị the, thơm, hơi đắng.
Công dụng: trị rôm sẩy (tắm), phòng chạy sởi, trị báng, sốt rét. Còn dùng chữa viêm tấy ngoài da (sưng khớp, sưng nước răng, sưng vú, sưng bắp chuối) trị lở loét, mụn nhọt.Ở Trung Quốc còn dùng trị bạch hầu, amidan.
Liều dùng: Ngày dùng 100g tươi, hoặc 50g khô.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Dùng nước sắc uống hoặc chỉ dùng lá tươi giã nát hoặc hoà với giấm.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng tươi: bỏ gốc rễ, rửa sạch, giã nát với nhúm muối ăn, vắt lấy nước uống, làm 1 - 2 lần trong ngày, bã đắp lên chỗ bị đau.
Dùng khô: sắc với 500ml nước, cô còn 200ml uống 1 - 21ần. Có thể làm viên.
Dùng tươi có công hiệu nhanh hơn dùng khô.
Bảo quản: tránh ẩm mốc, thường đem phơi để nơi khô ráo