Bộ phận dùng: đá, trong trắng có thớ là tốt; có ít gân, sẫm vàng là xấu.
Thành phần hoá học: CaSO4 H2O
Tính vị: vị ngọt cay, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị và Tam tiêu.
Tác dụng: thanh nhiệt, giáng hoả, chỉ khát, trị điên cuồng.
Chủ trị: trị bệnh nhiệt, tự đổ mồ hôi, phiền khát, nói mê sảng, hoảng hốt, trúng nắng, ho do Phế nhiệt, đau đầu, đau răng do Vị hoả.
- Khí nhiệt biểu hiện như sốt cao, kích thích, khát, vã mồ hôi và mạch nhanh, mạnh: Dùng Thạch cao với Tri mẫu trong bài Bạch Hổ Thang.
- Khí huyết thịnh do ngoại tà xâm nhập biểu hiện như sốt cao liên tục và nổi dát: Dùng Thạch cao với Huyền sâm và Tê giác.
- Ho suyễn do Phế nhiệt biểu hiện như ho suyễn kèm theo sốt, khát và muốn uống nước: Dùng Thạch cao với Ma hoàng, Hạnh nhân trong bài Ma Hạnh Thang Cam Thang.
- Vị hoả vượng biểu hiện như đau răng, sưng và đau lợi và đau đầu: Dùng Thạch cao với Sinh địa hoàng và Tri mẫu trong bài Ngọc Nữ Tiễn.
- Eczema, bỏng và áp xe: Dùng Thạch cao với Thanh đại và Hoàng bá.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 40g
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Giã thành bột; nấu nước cam thảo phi qua, rồi phơi khô, nghiền nhỏ dùng. Vì tính nó hàn, nên nung đỏ hoặc lẫn với đường mà sao thì không hại dạ dày (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Thường để sống dùng: tán trước khi sắc (Sinh Thạch cao).