Bộ phận dùng: quả. Thứ quả thái lát nhỏ bằng đồng xu, ngoài nâu đỏ, trong vàng đậm, ít khi có bột, vị chua chát.
Thứ của ta thái dày, ngoài vàng, trong thịt cứng vàng, vị chua chát. Trước đây dùng quả Bồ quân thay Sơn tra là không đúng.
Tính vị:Quy kinh: vị chua, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị và Can.
Tác dụng: phá khí tán ứ, hoá đờm, chỉ huyết.
Chủ trị: Trị lỵ, giảm đau, tiêu tích.
- Khó tiêu (đặc biệt là thức ăn mỡ) kèm chướng và đau bụng và thượng vị và tiêu chảy: Dùng Sơn tra với Thần khúc, Mạch nha, Mộc hương và Chỉ xác.
- Đau bụng sau đẻ và do ứ máu: Dùng Sơn tra với Đương qui, Xuyên khung và Ích mẫu thảo.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 16g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Dùng Sơn tra thì sau mùa sương giáng tháng 9 lấy quả chín, thái lát phơi khô, hoặc nấu chín bóc vỏ bỏ hạt, giã nát vắt thành bánh phơi khô để dùng (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nấu nước sôi rửa sạch, bỏ hột, phơi khô, sao vàng. Dùng vào hoàn tán sau khi phơi khô sao qua tán bột, có khi còn sao đen tồn tính (sơn tra thán)
Bảo quản: tránh ẩm.
Kiêng ky: Tỳ hư biếng ăn, không bị tích thì kiêng dùng.