Thường gọi là Bắc sài hồ, lá giống lá trúc, nhưng nhỏ hơn, hoa vàng và thơm.
Bộ phận dùng: rễ. Rễ thẳng, vỏ vàng đen, chắc, ít rễ con và ít thơm so với rễ cây Lức.
Tính vị: vị đắng, tính bình.
Quy kinh: Vào Can, Đởm, Tâm bào và Tam tiêu.
Tác dụng: thuốc phát biểu, hoà lý.
Công dụng:
Dùng sống: trị ngoại cảm, giải nhiệt, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi.
Tẩm sao: trị hoa mắt, ù tai, kinh nguyệt không đều, trẻ con bị đậu, sởi.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 24g.
Kiêng ky: hư hoả không nên dùng
Cách Bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái nhỏ 2 - 3 ly. Phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40 - 50o) (dùng sống, cách này thường dùng).
Sau khi thái nhỏ và làm khô, tẩm rượu 2 giờ rồi sao nhẹ lửa cho vàng.
Bảo quản: đậy kín, để nơi khô ráo, dễ bị mốc mọt, nên bào chế để dùng trong 3 tuần trở lại.
- Sốt do ngoại cảm: Dùng Sài hồ với Cam thảo
- Nghiến răng và sốt trong hội chứng dương suy: Dùng Sài hồ với Hoàng cầm.
- Can khí uất kết biểu hiện như tức và đau ngực và vùng xương sườn và rối loạn kinh nguyệt: Dùng Sài hồ với Hương phụ, Chỉ xác và Thanh bì trong bài Sài Hồ Sơ Can Tán.
- Can khí uất kết, huyết hư: Dùng Sài hồ với Đương qui và Bạch thược trong bài Tiêu Dao Tán.
- Khí nghịch ở Tỳ và Vị biểu hiện như tiêu chảy mạn tính, sa hậu môn, sa dạ dày và sa tử cung: Dùng Sài hồ với Nhân sâm, Hoàng cầm và Bạch truật trong bài Bổ Trung Ích Khí Thang.
Liều dùng: 3 - 10g
Kiêng kỵ: Không dùng sài hồ trong khi có các hội chứng Can dương vượng hoặc Can âm hư.