Bộ phận dùng: rễ từng chồi, vỏ ngoài màu gio, già thì sắc tím đậm, non thì sắc trắng, tía nhạt khi khô, vỏ dăn lại, đứt đoạn trông thấy lõi, ruột tím đen, mềm ngọt. Thứ to bản rộng trên 1 cm, già, tím thì tốt.
Tính chất: vị cay, ngọt, tính hơi ôn.
Quy kinh: Vào kinh Thận.
Tác dụng: thuốc cường dương, bổ trung tiêu, điều huyết mạch, ích khí.
Chủ trị: mạnh gân cốt, trị phong, trị di mộng tinh, liệt dương.
Thận dương suy biểu hiện như đau và yếu lưng duới và dầu gốii, bất lực, xuất tinh sớm, vô sinh, loạn kinh nguyệt và cảm giác lạnh và đau bụng dưới:
- Dùng Ba kích với Nhân sâm, Nhục thung dung và Thỏ ti tử để trị bất lực và vô sinh.
- Dùng Ba kích thiên với Tục đoạn và Đỗ trọng để trị đau và yếu lưng dưới và đầu gối.
- Dùng Ba kích thiên với Nhục quế, Cao lương khương và Ngô thù du để chữa loạn kinh nguyệt.
- Dùng Ba kích thiên với Tục đoạn, Tang kí sinh và Tỳ giải để trị cảm giác lạnh và đau ở vùng thắt lưng và đầu gối hoặc suy yếu vận động.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Cách bào chế:
Theo Trung Y:
a) Lấy nước Khởi tử ngâm Ba kích một đêm cho mềm, vớt ra, ngâm rượu, một lúc vớt ra. Dùng Cúc hoa sao với Ba kích cho vàng, bỏ Cúc hoa, lau Ba kích bằng vải để dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
b) Tẩm rượu một đêm cho mềm, thái nhỏ, sấy khô. Nếu dùng gấp, ngâm nước nóng cho mềm bỏ lõi, thái nhỏ dùng (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
a) Rửa sạch đất, thái nhỏ, phơi khô.
b) Rửa sạch, ủ mềm, rút bỏ lõi, thái nhỏ:
- Tẩm rượu để 2 giờ, sao qua (thường dùng).
- Nấu thành cao lỏng ( 1ml: 5g).
Bảo quản: để nơi ráo, mát, kín, không nên để lâu vì dễ mốc, mọt. Sắp tới mùa xuân mưa ẩm cần phơi sấy nhẹ trước, có thể sấy hơi diêm sinh.
Kiêng ky: người âm hư, tướng hoả thịnh không nên dùng