Bộ phận dùng: rễ (gọi là củ). Củ hình tròn không đều, vỏ nâu tía, thườngbán từng miếng vuông mỏng, sắc trắng, vàng nhạt. Nhiều bột ít xơ là tốt.
Thành phần hoá học: có nhiều tinh bột 12 - 15% ở rễ tươi.
Tính vị: vị ngọt tính bình.
Quy kinh: Vào hai kinh Tỳ và Vị.
Tác dụng: giải biểu, thanh nhiệt, trị khát.
Chủ trị: trị cảm mạo, khát nước, đi lỵ ra máu, sởi đậu mới phát.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 20g
Kiêng kỵ: âm hư hoả thịnh và trên thịnh, dưới hư không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Đào củ sắn về, rửa sạch, bỏ vỏ ngoài, cắt củ sắn ra từng khúc, rồi chẻ ra từng miếng vuông vào chậu nước, ngâm một lúc lấy ra phơi khô. Khi dùng thái nhỏ hoặc tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa qua (nếu cần) thái lát hoặc thái mỏng, phơi khô
Làm bột: bỏ vỏ giã nhỏ, cho nước vào quấy đều, gạn lấy nước bột. Phơi hoặc sấy cho bốc hơi nước. Lấy bột, sấy qua cho khô, tán mịn.
Bột dùng uống với nước thuốc thang hoặc thêm nước sôi và đường để uống.
Bảo quản: dễ mốc mọt, năng xem và phơi luôn. Bỏ thùng đậy kín.