Bộ phận dùng: quả. Quả nhỏ bằng hạt tiêu, chắc cứng, vỏ dày, sắc xám đen, có mùi thơm đặc biệt, không lẫn tạp chất là tốt. Quả non, xốp, ít mùi thơm là xấu.
Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Can, Phế, bàng quang.
Tác dụng: tán phong nhiệt, mát huyết.
Chủ trị: cảm cúm nhức đầu, chóng mặt, đau mắt (mắt đau nhức), tê thấp, co giật.
- Ðau đầu và đau nửa đầu do cảm phong nhiệt: Dùng Mạn kinh tử với Phòng phong, Cúc hoa và Xuyên khung.
- Can dương nhiễu loạn phía trên biểu hiện như mắt đau, sưng và đỏ, chảy nhiều nước mắt, hoa mắt và mờ mắt: Dùng Mạn kinh tử với Cúc hoa, Thuyền thoái và Bạch tật lệ.
- Hội chứng phong thấp biểu hiện như đau khớp, chuột rút và nặng chân tay: Dùng Mạn kinh tử với Phòng phong, Tần giao và Mộc qua.
Liều dùng: Ngày dùng 6- 12g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y:
+ Dùng Mạn kinh tử thì bỏ tai, tẩm rượu một lúc, đồ chín độ 3 giờ, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận)
+ Bỏ tai, giã nát dùng (Bản Thảo Cương Mục)
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Sấy bỏ tạp chất, dùng sống (thường dùng).
+ Tẩm rượu sao qua dùng trong trường hợp phong thấp, co giật.
+ Hạt, lá làm gối gối đầu để trị đau đầu, nhức mỏi.
Bảo quản: để nơi khô ráo.
Kiêng ky: nhức đầu, đau mắt do huyết hư không nên dùng.