Bộ phận dùng: khối xương đã hoá đá (như đá vôi). Long cối là thứ xương của loài động vật,chôn dưới đất lâu năm hoá đá, sắc trắng, chắc, cứng, có thứ sắc hơi nâu, xanh, vàng, hoặc lốm đốm. Để vào đầu lưỡi thì dính chặt.
Tính vị: vị ngọt, chát, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Can, đởm, Tâm và Thận.
Tác dụng: trấn kinh, cố sáp, thu liễm, sinh cơ (lên da non).
Chủ trị: kinh giản, di tinh, bạch đới, tự đổ mồ hôi, đi tả, đi lỵ, nên nHọt không kín miệng (rửa sạch chỗ đau, tán bột thật nhỏ rắc vào).
- Can Thận âm hư kèm Can dương vượng biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt hoặc kích thích: Dùng Long cốt với Mẫu lệ, Đại giả thạch và Bạch thược trong bài Trấn Can Tức Phong Thang.
- Xuất tinh do thận suy: Dùng Long cốt với Mẫu lệ, Sa uyển tử và Khiếm thực.
- Hồi hộp và mất ngủ: Dùng Long cốt với Mẫu lệ, Viễn chí và Toan táo nhân.
- Khí hư do Thận suy: Dùng Long cốt với Mẫu lệ, Sơn dược và Ôtặc cốt.
- Ra mồ hôi trộm và ra mồ hôi ban đêm: Dùng Long cốt với Mẫu lệ và Ngũ vị tử.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 9g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y:
+ Nung đỏ, tán bột dùng hoặc dùng sống (Bản Thảo Cương Mục)
+ Tẩm rượu một đêm, sấy khô tán bột rồi đem thuỷ phi 3 lần: khi nào uống, hoà với thuốc sắc, không sắc chung.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đem Long cốt bỏ vào lò lửa nung cho thật đỏ, thời gian 4 giờ, để nguội, tán bột thật mịn dùng cho thuốc chén hoặc thuốc hoàn tán. Cũng có trường hợp cá biệt dùng sống hoặc khi nung đỏ nhúng vào giấm rồi mới để nguội, tán dùng.
Kiêng ky: các chứng trên do thấp nhiệt gây ra thì không nên dùng uống.trong.