Bộ phận dùng: quả non. Quả bé bằng đầu ngón tay út, thường được bổ đôi phơi khô. Quả màu xanh, nhỏ, vỏ dày, trong đặc, chắc nhiều thịt, nhỏ ruột, không mốc, mọt là tốt; thứ to nhiều ruột là xấu.
Tính vị: vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Tỳ và Vị.
Tác dụng: làm thuốc phá khí, trừ tích, tiêu đờm, hạ khí, tiêu hoá.
Chủ trị: Sao giòn hoặc với cám: tiêu tích báng. Sao cháy: chỉ huyết, trị loét
- Khó tiêu biểu hiện như chướng và đầy thượng vị và dạ dày và đau thắt lưng kèm mùi hôi: Dùng Chỉ thực với Sơn tra, Mạch nha và Thần khúc.
- Đầy và chướng bụng và táo bón: Dùng Chỉ thực + Hậu phác và Đại hoàng.
- Tỳ và Vị kém trong việc vận hoá biểu hiện như đầy và chướng thượng vị và bụng sau khi ăn: Dùng Chỉ thực với Bạch truật trong bài Chỉ Truật Hoàn.
- Ứ thấp nhiệt ở ruột biểu hiện như lỵ, và đau bụng: Dùng Chỉ thực với Đại hoàng, Hoàng liên và Hoàng cầm trong bài Chỉ Thực Đạo Trệ Hoàn.
- Đàm đục phong bế lưu thông khí ở ngực biểu hiện như cảm giác tức và đau ngực, đầy thượng vị và buồn nôn: Dùng Chỉ thực với Giới bạch, Quế chi và Qua lâu trong bài Chỉ Thực Giới Bạch Quế Chi Thang.
- Sa tử cung, hậu môn và dạ dày: Dùng Chỉ thực với Bạch truật và Hoàng kỳ.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Hái về bổ đôi ra, phơi khô, bỏ hột sao qua, càng để lâu càng tốt.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch đất bụi, ủ mềm, thái lát mỏng hay bào mỏng:
. Sao khô giòn (cách này thường dùng)
. Sao với cám, dần bỏ cám đi
. Sao cháy tồn tính, tán bột
Bảo quản: để nơi khô ráo, dễ bị mốc.
Kiêng kỵ: Tỳ, vị hư hàn mà không đầy tích, phụ nữ có thai không nên dùng.