Bộ phận dùng: vỏ, rễ. Vỏ sắc đen nâu, thịt trắng, nhiều bột, vỏ dày rộng, không dính lõi, mùi thơm là tốt.
Thành phần hoá học: vỏ rễ chứa một loại glucosid, sau khi vào cơ thể phân giải thành Paenola và glucose. Ngoài ra còn acid Benzoic, Tanin v.v...
Tính vị: vị cay, đắng, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can,Thận và Tâm bào.
Tác dụng: thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Dùng làm thuốc thông kinh.
Chủ trị:
+ Dùng sống: trị phát ban, kinh giản, lao nhiệt, sang lở.
+ Tẩm rượu sao: trị kinh bế, sang lở, hòn cục.
+ Sao cháy: trị thổ huyết, đổ máu cam, đái ra huyết.
- Bệnh do sốt gây ra mà nhiệt gây bệnh vào máu biểu hiện như sốt, nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu, dát sần và lưỡi đỏ sẫm: Dùng Mẫu đơn bì với Sinh địa hoàng, Tê giác và Xích thược.
- Bệnh do sốt giai đoạn cuối kèm mất nước hoặc âm hư biểu hiện như sốt về đêm, kéo dài đến sáng, không ra mồ hôi, lưỡi đỏ kèm màng mỏng, mạch nhanh và yếu: Dùng Mẫu đơn vì với Tri mẫu, Sinh địa hoàng, Miệt giáp và Thanh hao.
- Ứ huyết biểu hiện như vô kinh, ít kinh, khối u và hạch cứng: Dùng Mẫu đơn vì và Đào nhân, Quế chi, Xích thược và Phục linh trong bài Quế Chi Phục Linh Hoàn.
- NHọt và hậu bối: Dùng Mẫu đơn với Kim ngân hoa và Liên kiều.
Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, bổ ra bỏ lõi, sấy khô. Có thể không cạo bỏ vỏ ngoài, chỉ bỏ lõi. Khi dùng tẩm nước ủ mềm, thái lát, phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao qua, hoặc sao cháy.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mua về rửa sạch ủ mềm một đêm, nếu còn lõi thì bỏ đi. Thái lát, phơi râm (dùng sống). Có thể tẩm rượu sao qua hoặc cháy tuỳ theo đơn (dùng chín).
Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh nóng để giữ hương vị, đậy kín