Bộ phận dùng: toàn cây (trừ rễ). Dùng cây có nhiều lá, có hoa, cây khô, chắc, có mùi thơm là tốt, mục nát, không thơm là xấu.
Không nhầm cây này với cây Rau hao nấu Can h (A. Annua L. Họ Cúc) và cây Hao hao tức Chổi xể (Baeckea frutescens L. Họ Sim).
Thành phần hoá học: toàn cây có chất đắng, tinh dầu và abrotamin (một loại alcaloid).
Tính vị: vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: : Vào kinh Can và Thận.
Tác dụng: thanh nhiệt, trừ uế khí, sát trùng.
Chủ trị: trị các chứng sốt, ra mồ hôi trộm, lở, ngứa.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Hái lá, dùng nước Đồng tiện ngâm 7 ngày đêm, mỗi ngày đêm thay nước một lần, vớt ra phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Hoặc chặt cả cây, bỏ rễ, chặt nhỏ, phơi khô (dùng sống) hoặc sao qua (dùng chín).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Phơi khô, thái nhỏ (không sao tẩm).
Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh ẩm, dễ vụn nát, tránh nóng vì sẽ mất mùi thơm tinh dầu.
Kiêng ky: người khí hư, tiêu lỏng thì không nên dùng
Email: info@daiduonglam.com thadenco@gmail.com Điện thoại: 02838 909 593 Fax: 02835 118 092 Di động: 0969 070 060
Y HỌC CỔ TRUYỀN
y học, cổ truyền, bài thuốc, đông y, tây y, tiểu đêm, đau bụng kinh, thuốc bổ, an thai...