Bộ phận dùng: vỏ con to bằng bàn tay, dày, trắng xám không lẫn với các loại vỏ khác, không vụn là tốt.
Tính vị: vị mặn, tính bình, hơi lạnh.
Quy kinh: Vào kinh Can, đởm và Thận.
Tác dụng: làm mềm khối cứng, cố trường, hoá đờm.
Chủ trị: hoá đờm, trị băng huyết, bạch đới, di tinh, đau dạ dày có nhiều dịch vị.
- Can Thận Âm hư và dương vượng ở phần trên cơ thể biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, ù tai, trống ngực, kích thích và mất ngủ: Dùng Mẫu lệ với Long cốt, Qui bản và Bạch thược.
- Bệnh do sốt giai đoạn cuối kèm âm suy kiệt và kiệt nước gây thiểu dưỡng gân và cơ biểu hiện co thắt hoặc co giật: Dùng Mẫu lệ với Qui bản, A giao, Bạch thược và Miết giáp.
- Lao hạch do đàm và hỏa: Dùng Mẫu lệ với Huyền sâm.
- Ra mồ hôi tự phát và ra mồ hôi ban đêm do cơ thể suy yếu: Dùng Mẫu lệ với Hoàng kỳ, Ma hoàng căn và Phù tiểu mạch trong bài Mẫu Lệ Tán.
- Mộng tinh do thận suy: Dùng Mẫu lệ với Sa uyển tử, Khiếm thực.
- Chảy máu tử cung: Dùng Mẫu lệ với Long cốt, Sơn dược và Ngũ vị tử.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 40g.
Cách Bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, phơi khô. Có 3 cách điều chế:
+ Cho vào nồi đất trét kín, nung cho đến khi chín đỏ là được, miếng nào chưa đỏ thì đem nung lại, tán bột mịn.
+ Dựng gạch lên ba phía. Trải lớp trấu lẫn than củi rồi lớp mẫu lệ, làm như vậy cho đến hết (để 1 lỗ ở giữa để thông hơi). Trên cùng có phủ lớp than và trấu. Đốt từ dưới lên, khi được thì vỏ hàu bóp mềm, vụn, gắp ra, tán bột mịn.
+ Nếu số lượng ít, nung trực tiếp trên than hồng, thấy đỏ là được, tán bột mịn.
+ Bột có thể tẩm ít giấm tuỳ theo đơn để trị bệnh về Can huyết (1.000g bột dùng 100ml giấm)
Bảo quản: bột màu xanh nhạt là tốt. Để nơi khô ráo.
Kiêng kỵ: Âm hư không có hoả, tiêu chảy do hàn: không dùng.