Bộ phận dùng: bột Chàm chế từ lá cây Chàm nhuộm. Bột khô, mịn, xanh da trời, trong, bóng không lẫn tạp chất là tốt. Có người làm giả bằng một chất hoá Học. Bột Chàm thật cho vào tay xát thì mát, còn thứ giả không mát, không trơn.
Thành phần hoá học: lá chứa chất Indigo.
Tính vị: vị mặn, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Can và Phế.
Tác dụng: tả Can, tán uất hoả, lương huyết, giải độc, tiêu sưng tấy. Dùng làm thuốc giải độc.
Chủ trị: trị kinh giản, cảm nhiệt, bệnh sốt phát ban, thổ huyết, dùng ngoài trị miệng lưỡi sinh lở, ung nHọt và rắn cắn hoặc sâu độc cắn.
- Phát ban do nhiệt độc trong máu: Dùng Thanh đại với Thạch cao và Sinh địa trong bài Thanh Đại Thạch Cao Thang.
- Sốt xuất huyết do giãn mạch quá mức do nhiệt biểu hiện nôn ra máu, chảy máu cam và ho ra máu và đờm: Dùng Thanh đại với Trắc bách diệp và Bạch mao căn.
- Trẻ em co giật do sốt cao: Dùng Thanh đại với Ngưu hoàng và Câu đằng.
- Phế nhiệt biểu hiện như ho, hen và ho có đờm dầy màu vàng: Dùng Thanh đại với Qua lâu, Xuyên bối mẫu và Hải phù thạch trong bài Thanh Đại Hải Thạch Hoàn.
- Quai bị cấp, nHọt và nHọt độc: Dùng Thanh đại với Huyền sâm, Kim ngân hoa và Liên kiều.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 3g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Dùng Thanh đại vào thuốc uống trong thì phải đánh tan vào trong nước rồi chắt lấy thứ nước trong ở trên, bỏ thứ lắng đọng ở dưới, đó là chất vôi đá, nhiều quá thì độc. Nếu dùng vào thuốc chữa ngoài thì không cần phải thuỷ phi.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Thuỷ phi, bỏ phần nhẹ nổi ở trên, bỏ cả phần nặng nằm dưới, chỉ lấy phần ở giữa. Để lắng, gạn lấy cặn, phơi khô tán bột dùng.
Bảo quản: nên giữ ở bình đậy kín cho khỏi ẩm mốc, tránh ánh sáng.
Kiêng ky: bệnh trúng hàn và không có thực nhiệt, đều kiêng dùng.