Bộ phận dùng:hạt. Thứ hạt to như hạt kê, mập chắc khô, màu vàng ngà, nhiều dầu, không sâu, không mốc mọt là tốt. Thứ hạt lép, trắng là xấu. Không nên nhầm lẫn với các hạt khác.
Tính vị: : vị cay, tính ôn.
Quy kinh: : Vào kinh Phế
Tác dụng: lợi khí, trừ đờm, ôn trung, khai vị, tiêu thũng, làm hết đau.
Chủ trị: chữa ngực sườn đầy tức, ho tức, hàn đờm, mụn nHọt (giã nát hoà với giấm đắp vào chỗ sưng tấy).
- Phế khí ngưng trệ do hàn đàm biểu hiện ho nhiều đờm, đờm loãng và trắng, cảm giác bứt rứt trong ngực: Bạch giới tử hợp với Tô tử và Lại phục tử trong bài Tam Tử Dưỡng Thân Thang.
- Ðờm ẩm ngưng trệ ở ngực và cơ hoành biểu hiện sưng đau ở ngực: Bạch giới tử hợp với Cam toại và Ðại kế.
- Bế tắc kinh lạc do đàm ẩm biểu hiện đau khớp và tê các chi: Bạch giới tử hợp với Một dược và Mộc hương.
- Mụn nHọt và sưng nề mà không đổi màu da: Bạch giới tử hợp với Lộc giác, Nhục quế và Thục địa hoàng trong bài Dương Hòa Thang.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: lấy hạt, giần sàng bỏ tạp chất, phơi khô dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
a) Lấy hạt rửa sạch bụi bẩn, phơi khô dùng sống hoặc sao qua. Khi bốc thuốc thang giã dập.
b) Lấy hạt cho vào nước, bỏ hết những hạt nổi ở trên, lấy những hạt chìm, phơi khô. Khi dùng sao qua, giã dập cho vào thuốc thang hoặc tán bột điều vào thuốc hoàn tán.
Bảo quản: phơi khô, cho vào lọ đậy kín, để nơi khô ráo mát, tránh nóng ẩm.
Ghi chú:
Không lẫn với Bạch giới tử là hạt Cây rau cải Canh (Barassica Juncea (L) Czen, Họ Thập tự).
Kiêng ky: Không phong hàn, đờm trệ thì kiêng dùng.