Bộ phận dùng: thân rễ. Củ lớn dài 5 - 17 cm, rộng 4 - 10cm, dày 2 - 4 cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có bụi màu vàng, chắc cứng và thơm, cắt ra trơn nhánh, cắn dính răng là tốt. Có nhiều thứ: có thứ mềm có dầu, sắc vàng đen. Có thứ thịt xốp, khô, ít dầu.
Tính vị: vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Can, Tỳ và Vị, Tâm bào và Đại trường.
Tác dụng: tả thực nhiệt trong huyết, điều hoà trung tiêu, yên 5 tạng.
Chủ trị:
Theo Đông y:
Dùng sống: làm thuốc tả hạ, thanh nhiệt
Tẩm sao: trị huyết bế.
· Nhiệt tích gây táo bón: Ðại hoàng hợp với Mang tiêu trong bài Ðại Thừa Khi Thang.
. Hàn tích gây táo bón: Ðại hoàng hợp với Phụ tử chế và Can khương trong bài Ôn Tỳ Thang.
. Táo bón do nhiệt tích và âm hư: Ðại hoàng hợp với Sinh địa , Huyền sâm và Mạch đông trong bài Tăng Dịch Thừa Khí Thang.
· Huyết nhiệt, biểu hiện nôn ra máu và chảy máu cam, hoặc hỏa bốc lên biểu hiện mắt đỏ, sưng đau, đau Họng, lợi sưng đau. Hai hội chứng này được điều trị bằng dùng Ðại hoàng, Hoàng liên và Hoàng kỳ trong bài Tả Tâm Thang.
· Mụn nHọt: Ðại hoàng phối hợp với Ðào nhân và Mẫu đơn bì.
· Huyết ứ biểu hiện mất kinh, sản dịch không xuống, đau bụng sau đẻ, khối u ở bụng và ngoại thương: Ðại hoàng phối hợp với Xuyên khung, Ðào nhân, Hồng hoa và Mẫu đơn bì.
Liều dùng: Ngày dùng 1 - 10g
Theo Tây y:
- Liều nhẹ: lợi tiêu hoá, thuốc bổ.
- Liều dùng: Ngày dùng 0,15 - 0,30 g
- Liều cao:
+ Thuốc nhuận: 0,20 - 0,40g/ngày
+ Thuốc tẩy: 1 - 10g/ngày.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Đại hoàng đắng tả hạ mạnh: trị bệnh ở hạ tiêu thì dùng sống, trị bệnh ở thượng tiêu thì tẩm rượu.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Thứ có dầu, rửa sạch cho nhanh, ủ cho đến mềm, thái lát mỏng 1 - 2 ly; sấy nhẹ cho khô tẩm rượu sao qua (thường dùng).
Thứ xốp, cũng rửa sạch nhanh, đồ qua cho mềm thái mỏng.
Bảo quản: để nơi khô ráo, kín, tránh ẩm vì dễ mốc, mọt và biến sắc.
Kiêng kỵ: Không dùng trong thời kỳ kinh nguyệt và khi có thai.