Bộ phận dùng: nhân hạt. To, khô, chắc đều, sạch vỏ, sạch cám, trắng như gạo nếp, không vụn nát quá, không lẫn tạp chất, không mốc mọt là tốt.
Loại những hạt Ý dĩ đá cứng, xay không vỡ.
Thành phần hoá học: có tinh bột, chất đạm, acid min, và chất béo.
Tính vị: vị ngọt, tính hàn.
Quy kinh: : Vào kinh Phế, Tỳ.
Tác dụng: lợi thuỷ, thanh nhiệt, kiện Tỳ, bổ Phế.
Chủ trị: tê thấp co quắp, viêm ruột, viêm phổi, trị phù thũng, trị đi tả, sỏi Thận.
- Tỳ kém biểu hiện như phù, tiểu ít hoặc tiêu chảy: Dùng Ý dĩ nhân với Trạch tả và Bạch truật.
- Thấp nhiệt giai đoạn đầu do các bệnh về sốt mà các yếu tố bệnh lý là do khí: Dùng Ý dĩ nhân với Hoạt thạch, Trúc diệp và Thông thảo trong bài Tam Nhân Thang.
- Thấp nhiệt hoặc ứ khí huyết biểu hiện như áp xe phổi và áp xe ruột: Dùng Ý dĩ nhân với Đông qua nhân, Vi kinh và Đào nhân trong bài Vi Kinh Thang.
Áp xe ruột: Dùng Ý dĩ nhân với Bại tương thảo.
Liều dùng: Ngày dùng 10 - 30g.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Đem thứ Ý dĩ đã giã trắng tinh rồi để sống dùng hoặc sao vàng dùng hoặc sao lẫn với cám (1kg Ý dĩ dùng 100g cám) cho phồng đều, giòn, để nguội dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Khi mua về, đã giã sẩy bỏ vỏ (dùng sống).
Hoặc sao vàng dùng. Vo sạch, để ráo nước, sao vàng, nổi phồng đều. Tán bột dùng trong hoàn tán.
Bảo quản: để nơi khô ráo, thoáng gió để tránh sâu mọt, năng phơi.