Bộ phận dùng: và phương pháp chế biến: vỏ của con Trai.
Tính vị: vị ngọt, mặn, tính hàn.
Qui kinh: Vào kinh Tâm và Can.
Tác dụng: An tâm thần, trấn kinh, giải hoả nhiệt, ích âm, làm sáng mắt, sinh cơ nhục.
Chủ trị: Kinh phong, tâm thần không yên, buồn phiền, nóng sốt, khát, Họng đau. dùng ngoài trị mắt có màng mộng, mụn nHọt vỡ không liền miệng.
- Can Thận âm hư, Can dương vượng biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, kích thích và mất ngủ: Dùng Trân châu mẫu với Bạch thược, Sinh địa hoàng, Thạch quyết minh và Long cốt.
- Can huyết hư biểu hiện như mờ mắt, quáng gà: Dùng Trân châu mẫu với Thương truật, và Trư can, Kê can và Thỏ can.
- Kinh Can có Phong, nhiệt biểu hiện như mắt đau, sưng và đỏ và sợ ánh sáng: dùng Trân châu mẫu với Cúc hoa và Xa tiền tử.
Bào chế: Lấy Trân châu, rửa sạch đất bui, cho vào vải bọc kín, thêm Đậu phụ và nước vào thùng nấu khoảng 2 giờ, lấy ra rửa sạch, nghiễn nát, cho vào ít nước nghiền thật nhuyễn, phơi khô là được.