Bộ phận dùng: quả. Quả khô già, chắc, màu vàng sẫm, có gai, trong có hai hạt, có dầu, không sâu mốc, không vụn nát là tốt.
Thành phần hoá học: một chất Glucosid gọi là Xanthostrumarin, chất dầu béo, chất nhựa, sinh tố C, v.v...
Tính vị: vị ngọt, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Phế.
Tác dụng: phát tán, trừ phong, hoá nhiệt.
Chủ trị: trị nhức đầu do phong hàn, mắt quáng gà, mũi chảy nước hôi, sang lở.
Sổ mũi biểu hiện đau đầu, tắc mũi, chảy nước mũi, không ngửi thấy mùi: Thương nhĩ tử với Tân di và Bạch chỉ trong bài Thương Nhĩ Tán.
. Chứng phong thấp biểu hiện đau khớp và chuột rút ở các chi: Thương nhĩ tử với Uy linh tiên, Nhục quế, Thương truật và Xuyên khung.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g, có thể đến 40g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Hái lấy quả, phơi khô, khi dùng sao chín giã bỏ hết gai hoặc tẩm rượu đồ chín.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch phơi khô, sao cháy, hết gai, xát (bằng găng tay), sẩy bỏ gai, giã dập khi bốc thuốc thang.
Tán bột làm hoàn tán hoặc nấu cao lỏng (1ml = 4g dược liệu)
Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Ghi chú:
lá, quả tươi rửa sạch, nấu lấy nước trị ghẻ..
Kiêng ky: nhức đầu do huyết hư và chứng tê thì không nên dùng.
Dùng quá liều sẽ gây độc, nôn, đau bụng và tiêu chảy.
Email: info@daiduonglam.com thadenco@gmail.com Điện thoại: 02838 909 593 Fax: 02835 118 092 Di động: 0969 070 060
Y HỌC CỔ TRUYỀN
y học, cổ truyền, bài thuốc, đông y, tây y, tiểu đêm, đau bụng kinh, thuốc bổ, an thai...