Bộ phận dùng: rễ (vẫn gọi là củ). Củ to, khô, chắc nặng, da vàng ngà, thịt trắng, nhiều bột, ít xơ, không già quá, không mốc mọt là tốt. Củ non quá thì bở, kém phẩm chất.
Thành phần hoá học: có tinh bột, saponozid.
Tính vị: vị ngọt, tính hàn.
Quy kinh: : Vào kinh Phế, Vị và Đại trường.
Tác dụng: sinh tân dịch, chỉ khát, giáng hoả, nhuận táo, rút mủ, tiêu sưng tấy.
Chủ trị: tiêu khát, trị hoàng đản, vú lên nHọt, trị mạch lươn, lở độc, sưng, tấy.
. Khát trong bệnh có sốt: Thiên hoa phấn phối hợp với Sa sâm, Mạch đông và Lô căn.
. Khát dữ dội trong tiểu đường: Thiên hoa phấn phối hợp với Cát căn, Ngũ vị tử và Tri mẫu.
. Ho khan do Phế nhiệt. Thiên hoa phấn phối hợp với Tang bạch bì, Xuyên bối mẫu và Cát cánh.
. Mụn nHọt: Thiên hoa phấn phối hợp với Liên kiều, Bồ công anh, Xuyên bối mẫu và Kim ngân hoa.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 16g
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Đào lấy củ đực không có quả (có nhiều bột hơn), gọt bỏ vỏ ngoài, cắt từng đoạn dài 10 cm, cho vào trong chậu nước vôi ngâm một tuần, vớt ra phơi khô tức là thiên hoa phấn. Khi dùng tẩm nước, ủ mềm thái lát mỏng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm một đêm, bào mỏng phơi khô. Củ tươi cạo sạch vỏ ngoài, cắt ra từng khúc, ngâm nước 4 - 5 ngày, giã nát, lọc lấy bột, phơi khô.
Bảo quản: dược liệu hay mốc mọt nên cần để nơi khô, ráo, kín. Nếu chớm mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh.
Kiêng ky: Không dùng trong trường hợp Tỳ Vị hư hàn