Củ hình thoi, hai đầu nhọn màu hổ phách. Dùng thứ to khô, mập đã bóc vỏ bỏ lõi, mềm, không dính tay, không mốc, ẩm ướt là tốt.
Thành phần hoá học: có chất dính, (- sitosteron, 5 – methyloseymethyl, fucfuran, asparagin, tinh bột, chất nhầy.
Tính vị: vị ngọt hơi đắng, tính đại hàn.
Quy kinh: Vào kinh Phế và Thận.
Tác dụng: thanh Phế, giáng hoả, tư âm, nhuận táo.
Chủ trị: sinh tân dịch, tiêu đờm, trị ho, trị nóng rét, đại tiện táo bón.
- Hoả suy do Phế và Thận âm hư biểu hiện như đờm ít nhưng dính hoặc ho ra đờm lẫn máu: dùng với mMch đông trong bài Nhị Đông Cao.
- Phần âm và dương hư do bệnh do sốt gây ra biểu hiện như khát, thở nông và tiểu đường: dùng với Sinh địa hoàng và Nhân sâm trong bài Tam Thái Thang.
- Táo bón do trường vị bị táo: dùng với Đương qui và Nhục thung dung.Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Đào củ Thiên môn, cạo vỏ, bỏ lõi cho vào chõ mà đồ, phơi khô. Tẩm rượu một đêm, đồ lại, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng củ đã chế biến khô, rửa sạch bỏ tạp chất, ủ cho đến mềm (tước vỏ, bỏ lõi nếu còn sót) thái lát, phơi khô. Có thể nấu thành cao lỏng (1ml = 5g).
Bảo quản: để nơi khô ráo, năng phơi vì dễ ẩm mốc, biến chất.