Bộ phận dùng: nhân trong quả, có chất dầu, khô, chắc, màng vàng nâu là tốt Lép, mốc mọt, lẫn tạp chất là xấu.
Không nhầm nhân táo với hột quả cây Bình linh (Leucaena glauca Benth), dài, nHọn và cứng hơn.
Thành phần hoá học: chứa nhiều dầu béo, có tài liệu ghi chứa Phytosteron, acid Betulinic, sinh tố C v.v... còn chưa nghiên cứu rõ.
Tính vị: vị ngọt, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can và Đởm.
Tác dụng: bổ Can Đởm, yên tâm thần, làm thuốc mạnh dạ dày, tư dưỡng.
Chủ trị: hư phiền không ngủ, hồi hộp hay quên, tân dịch ít, cơ thể yếu, nhiều mồ hôi.
Liều dùng: Ngày dùng 10 - 16g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Đồ nửa ngày, xát bỏ màng, sao vàng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Theo sách nói: hay buồn ngủ thì dùng sống, không ngủ được thì sao cháy. Thường dùng sao cháy tồn tính (gây ngủ).
Bảo quản: rất dễ bị sâu mọt nên phải để nơi khô ráo, đựng trong bình kín. Dược liệu thường nên đem phơi và kiểm tra.
. Tâm Can huyết hư biểu hiện khó chịu, mất ngủ, hồi hộp và hay quên: Toan táo nhân hợp với Ðương qui, Viễn chí, Bạch thược, Hà thủ ô và Long nhãn nhục.
. Tự ra mồ hôi (tự hãn) và ra mồ hôi trộm (đạo hãn) do cơ thể suy yếu: Toan táo nhân hợp với Ngũ vị tử và Nhân sâm.
Kiêng ky: người có thực tà, uất hoả thì không nên dùng