Bộ phận dùng: Rễ khô, mềm, bẻ không gẫy, giòn, ít xơ, da đen xám, ruột xanh thẫm, dài, to trên 5 ly, vị đắng không đen ruột, không mọt, không mọt, không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa Học: có alcaloid, tinh dầu, chất màu, chất chát, saponin, đường.
Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi ôn.
Quy kinh: Vào kinh Can, Thận.
Tác dụng: bổ Can Thận, nối liền gân cốt, thông huyết mạch.
Chủ trị: trị đau lưng, mỏi gân cốt, gẫy xương, đứt gân, bổ Can Thận, an thai, lợi sữa, trị mụn nHọt.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Ngâm nước một lúc, ủ mềm thấu, thái lát phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch thái mỏng, phơi khô (thường dùng).
Có khi tẩm rượu sao qua (trị đau xương).
Ngâm rượu uống với các thuốc khác.
Bảo quản: để nơi khô ráo, mát, phòng sâu mọt, mốc.
- Can Thận hư biểu hiện đau lưng mỏi gối hoặc yếu chân: Tục đoạn hợp với Ðỗ trọng và Ngưu tất.
- Mạch Xung và Nhâm rối loạn do Can Thận hư, biểu hiện băng kinh, rong huyết và doạ sảy thai (động thai): Tục đoạn hợp với Ðỗ trọng, A giao, Ngải diệp, Hoàng kỳ và Ðương qui.
Ngoại thương: Tục đoạn hợp với Cốt toái bổ và Huyết kiệt để giảm sưng và giảm đau.
Chú ý:Thuốc sao được dùng trị rong huyết và bột thuốc dùng ngoài.