Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ mập, vỏ ngoài sắc vàng sẫm, cónhiều lông và rễ con, trong trắng và mềm dẻo là tốt.
Thành phần hoá học: có saponin, chất dính, chất đường, chất thơm và chất béo.
Tính vị: vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Thận và Vị.
Tác dụng: bổ và nhuận Thận, bổ thuỷ, tả hoả, hoạt tràng.
Chủ trị: giải nhiệt, trị tiêu khát (đái đường), âm hư táo nhiệt, đại tiểu tiện không lợi.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 12g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Trước hết tước nhỏ, đốt cho cháy lông và khô, rồi bỏ vào cối giã, không
dùng đồ sắt (Lôi Công Bào Chích Luận).
CHọn thứ béo mềm, trong ruột trắng, cạo bỏ lông, thái lát, cho đi lên thì tẩm bột sao khô (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Sao cho cháy lông, chà bằng vải cho sạch. Cạo lại, rửa sạch ủ đến mềm, thái miếng mỏng, sấy nhẹ cho đến khô. Tẩm rượu (thường dùng) hoặc tẩmmuối hay gừng tuỳ theo đơn.
Bảo quản: cần tránh ẩm, dễ bị biến chất.
- Bốc nhiệt do khí: Dùng Tri mẫuvới thạch cao trong bài Bạch Hổ Thang.
- Ho do nhiệt ở Phế hoặc ho khan do âm hư: Dùng Tri mẫu với Xuyên bối mẫu trong bài Nhị Mộc Tán.
- Thiếu âm ở phổi và thận kèm dấu hiệu nhiệt biểu hiện như sốt về chiều, ra mồ hôi buổi tối và nóng nhẹ lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngực: dùng phối hợp với hoàng bá.
- Đái đường biểu hiện như háo khát, đói và đi tiểu nhiều: dùng phối hợp với thiên hoa phấn, ngũ vị tử mạch đông và cát căn dưới dạng ngũ diệp thang.
Kiêng ky: người Tỳ hư, tiêu lỏng, không thực hoả thì không nên dùng.