Bộ phận dùng: lá, lấy lá bánh tẻ (tức dày, không già, không non). Lá tươi nặng được 40g, màu xanh lục hay hơi nâu hồng, không vụn nát, không lẫn lá úa rụng, không sâu là tốt.
Thành phần hoá học: lá có saponin, vitamin B (độ 2,8mg trong 1g), có acid Ursolic, acid Oleanic và Caryophylin.
Tính vị: vị đắng, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Phế và Vị.
Tác dụng: thanh Phế hoà vị, giáng khí hoá đờm.
Chủ trị: trị tức ngực, ho suyễn do nhiệt (tẩm mật); trị đau dạ dày, trị nôn (tẩm gừng khát nước (dùng sống).
- Nhiệt ở Phế biểu hiện như ho và hen: Dùng Tỳ bà diệp với Tang bạch bì, Bạch tiền và Cát cánh
- Nhiệt ở Vị biểu hiện như buồn nôn và nôn: Dùng Tỳ bà diệp với Trúc nhự và Lô căn.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Dùng miếng vải chùi sạch lông, lấy nước cam thảo lại chùi sạch, lau cho khô bôi mỡ sữa lên khắp lá mà nướng qua (Lôi Công Bào Chích Luận).
Trị đau dạ dày thì tẩm nước gừng nướng, trị bệnh phổi thì tẩm mật nướng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: CHọn lá xanh, to, bỏ lá vàng, nát. Để cái sàng trên một chậu nước vừa đủ ngập. Để lá trên mặt sàng, dùng bàn chải mềm chải hết lông cho kỹ. Nếu không nó sẽ gây ngứa cổ và ho. Thái nhỏ, phơi khô (dùng sống).
Tẩm gừng sao vàng hoặc tẩm mật sao vàng (tuỳ theo bệnh).
Ghi chú:
thường dùng lá cây Bồng bồng (Bảng biểu), còn gọi là Nam Tỳ bà (Calotropisgigantea R.Br ), Họ Thiên lý (Asclepiadaceae) để trị ho hen, Cách bào chế như trên. Thường 10kg lá tươi mới được 1 kg lá khô thái nhỏ.
Bảo quản: thu hái về cần chế biến ngay, nếu không 2 - 3 hôm bị úa, thối.
Để nơi khô ráo, thoáng, tránh làm vụn nát. Bào chế rồi đậy kín, không nên để lâu
Kiêng ky: hư hàn mà nôn mửa hoặc do phong hàn thì không nên dùng.