Bộ phận dùng: thân và cành. Thân và cành có đường dọc thẳng, rỗng, có mắt, xanh nâu, to và giống hình đầu tháp bút, nhám. Khô và sắc xanh, dày, sạch gốc rễ, không vụn nát là tốt.
Thành phần hoá học: có chất chua, chất đường và nhựa; còn có acid silixic
Tính vị: vị ngọt, hơi đắng.
Quy kinh: Vào kinh Can, Đởm và Phế.
Tác đụng: lợi thấp, giải cơ, lợi tiểu.
Chủ trị:
+ Dùng sống: trị đau mắt có màng mộng, tiêu tích báng, ích Can đởm.
+ Tẩm sao: trị rong kinh, băng huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 8g.
Cách bào chế.
Theo Trung Y: Tẩm đồng tiện 1 đêm sấy khô
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch (nếu bẩn), thái đoạn 2 cm (làm kỹ hơn thì cắt bỏ mắt phơi khô). Phơi râm cho khô (thường dùng). Tẩm đồng tiện một đêm, hoặc sao cháy hoặc đốt tồn tính.
Bảo quản: để nơi khô ráo.
Kiêng ky: người âm hư hoả thịnh không có phong hàn thì không nên dùng.