Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là rễ). Rễ hình trụ tròn nhỏ, hơi cong queo, sắc vàng ngà, chất nhẹ, mà dai. Thứ mập đốt dài khô không ẩm mốc, sạch bẹ, không lẫn tạp chất (rễ cỏ may) là tốt.Thứ gầy, đốt ngắn, mốc ẩm là xấu.
Tính vị: vị ngọt tính hàn.
Qui kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ và Vị.
Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện.
Chủ trị: giải nhiệt, phiền khát, tiểu tiện ít, chữa chứng lậu nhiệt, lậu mủ, đái ra máu, thổ ra máu, chảy máu mũi, suyễn gấp.
- Xuất huyết do giãn mạch mạch quá mức bởi nhiệt: Dùng Bạch mao căn với Trắc bá diệp, Tiểu kế và Bồ hoàng.
- Nước tiểu nóng, phù và vàng do thấp nhiệt: Dùng Bạch mao căn với Xa tiền tử và Kim tiền thảo.
Liều dùng: Ngày dùng từ 12-40g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Không dùng thứ rễ nổi trên mặt đất, đào lấy rễ dưới đất, rửa sạch đất cát, bỏ hết lông con ở ngoài mà dùng.
Theo kinh nghiệm VN: Để nguyên rễ khô, rửa sạch, cắt ngắn 2-3cm, phơi khô dùng sống.
Bảo quản: dễ hút ẩm, cần để nơi khô ráo, trước mùa mưa cần phơi sấy, phòng chống mọt mốc.
Kiêng kỵ: người Hư hỏa, mà không thực nhiệt kiêng dùng