Bộ phận dùng: rễ. Rễ Bạch tiền trắng, đặc, mềm, khô, không mọt là tốt (xem thêm Bạch vi để phân biệt).
Tính vị: vị ngọt, tính hơi ôn.
Quy kinh: Vào kình Phế.
Tác dụng: giáng khí, hạ đờm, cầm ho.
Chủ trị: trị ho lâu ngày, có đờm.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 8g.
Cách bào chế:
Theo Trung y: Đào lên bỏ thân và rễ con, rửa sạch đất cát, tước bỏ lõi, phơi khô thái nhỏ, trặc để nguyên rễ, không bỏ lõi, chỉ cạo sạch vỏ đen ngoài phơi khô dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái khúc ngắn 2 - 3 cm, phơi khô.
Bảo quản: để nơi khô ráo.
BẠCH TIỄN BÌ
Bộ phận dùng: Rễ.
Tính vị: vị đắng và tính hàn.
Qui kinh: Vào kinh Tỳ và Vị.
Tác dụng: thanh nhiệt và giải độc. Trừ thấp và trị ngứa.
Chủ trị: ghẻ lở, tê thấp, vàng da.
NHọt và loét hoặc ngứa da: Dùng Bạch tiễn bì với Khổ sâm, Hoàng bá và Thương truật.
Liều dùng: 6-10g.
Chế biến: đào vào mùa thu hoặc xuân. Loại bỏ rễ xơ, lột vỏ rễ, cắt thành lát mỏng và phơi nắng.