Bộ phận dùng: thân rễ (thường gọi là củ). Vỏ vàng nâu trong sắc xám xanh, mùi thơm đặc biệt; có khi có củ dái hình con quay. Củ khô rất cứng.
Tính vị: vị cay, đắng, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Can.
Tác dụng: thuốc hành khí. thông huyết, tiêu tích.
Chủ trị: trị đau bụng, hoắc loạn.
- Khí huyết ứ trệ biểu hiện đau bụng, mất kinh, có khối kết ở bụng hoặc thượng vị. Nga truật phối hợp với Tam lăng trong bài Nga Truật Hoàn.
- Rối loạn công năng vận hóa của tỳ biểu hiện khó tiêu, đầy tức đau bụng và thượng vị: Nga truật phối hợp với Tam lăng, Sơn tra, Mộc hương và Chỉ thực
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Mài với giấm, lấy bột sao khô, rây qua (Lôi Công Bào Chích Luận).
Lùi vào tro nóng cho chín mềm, giã nát nhỏ, tẩm giấm sao (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Củ tươi: rửa sạch, thái lát phơi khô. Khi dùng tẩm giấm hoặc nước đồng tiện một đêm, sao qua.
Củ khô: rửa sạch, đồ nhanh cho mềm rồi thái lát, tẩm sao như trên (thường dùng).
Tán bột (sau khi đã tẩm sao) để làm hoàn tán.
Bào chế như Hương phụ tứ chế thì rất tốt.
Bảo quản: để nơi khô ráo, đậy kín, năng phơi sấy.
Kiêng kỵ: cơ thể hư yếu mà có tích thì không nên dùng, muốn dùng phải phối hợp với Sâm, TruậT
Email: info@daiduonglam.com thadenco@gmail.com Điện thoại: 02838 909 593 Fax: 02835 118 092 Di động: 0969 070 060
Y HỌC CỔ TRUYỀN
y học, cổ truyền, bài thuốc, đông y, tây y, tiểu đêm, đau bụng kinh, thuốc bổ, an thai...