Bộ phận dùng: lá. Lá khô, trên sắc tro, dưới bạc, có lông nhung trắng tro, thơm nồng, không sâu, không mốc, không lẫn cành, không lẫn thân cây và tạp chất, không vụn nát là tốt.
Lá ngải để được càng lâu càng tốt (trần ngải).
Tính vị: vị đắng, tính hơi ôn.
Quy kinh: Vào kinh Can, Tỳ và Thận.
Tác dụng: điều khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh an thai, cầm máu, thông kinh giải nhiệt.
Chủ trị: dùng để cứu (trong khoa châm cứu), trị đau bụng do hàn, kinh nguyệt bế, có thai ra huyết, thổ huyết, băng huyết.
- Xuất huyết do yếu và hàn, đặc biệt là chảy máu tử cung: Dùng Ngải diệp với A giao trong bài Giao Ngải Thang.
- Hư hàn ở hạ tiêu biểu hiện như đau bụng hàn, kinh nguyệt không đều, vô kinh và khí hư: Dùng Ngải diệp với Đương qui, Hương phụ, Xuyên khung và Ô dược.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 8g.
Cách bào chế.
Theo Trung Y: Phơi khô giã nát, bỏ gân xanh, cho vào ít bột lưu hoàng (lưu hoàng ngải), dùng để cứu; cho ít bột gạo thì dễ giã nhỏ, dùng để uống.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái ngắn phơi khô. Khi dùng ngải để cứu (ngải nhung) thì phải sao qua, tán bột bỏ xơ.
Dùng tươi thì rửa sạch giã vắt lấy nước uống.
Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh ẩm. Thỉnh thoảng nên phơi lại.