Bộ phận dùng: thân rễ. Rễ có mắt đều nhau, hình giống mắt tre, to bằng ngón tay cái. Bé bằng cọng tranh, dài 5 - 7cm, trong vàng ngà, mềm ngọt, không mốc mọt là tốt; không nhầm với củ hoàng tinh to hơn, ngứa, có nhiều đốt không đều nhau.
Tính vị: vị ngọt, tính bình.
Quy kinh: Vào hai kinh Phế và Vị.
Tác dụng: dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân, chỉ khát, bổ khí huyết, trừ phong thấp.
Chủ trị: trị trúng phong nhiệt, ho suyễn, phiền khát, hư lao, phát nóng ở tiêu hoá.
Ho khan có ít đờm do Phế âm suy hoặc khát và đói dữ dội do thiếu tân dịch: Dùng Nngọc trúc với Sa sâm, Mạch đông và Thiên môn đông.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Gọt bỏ vỏ và mắt, rửa sạch, dùng nửa mật nửa nước ngâm một đêm, đồ chín, sấy khô dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch (nếu bẩn), thái đoạn ngắn, phơi khô dùng.