Bộ phận dùng: hột. Hột như hột thóc, vỏ hơi cứng, to mập, có nhân sắcvàng, không ẩm mốc là tốt.
Tính vị: vị cay, đắng, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Phế và Vị.
Tác dụng: tán phong nhiệt, thông Phế, thanh nhiệt giải độc.
Chủ trị: trị ngoại cảm, trái rạ, ban đỏ, yết hầu, mụn nhọt.
- Đau họng do phong nhiệt: dùng Ngưu bàng với Cát cánh, Bạc hà và Kinh giới trong bài Ngưu Bàng Thang.
- Ban sởi mọc chưa hoàn toàn, giúp sởi mọc nhanh: dùng Ngưu bàng với Thăng ma, Cát căn và Bạc hà.
- Nhiệt độc biểu hiện như sưng, mục nhọt và quai bị: dùng Ngưu bàng với Tử hoa địa đinh và Nguyệt quí hoa.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Bỏ vào nước đãi sạch tạp chất và hột lép, vớt ra phơi khô dùng sống hoặc dùng chín thì sao qua cho thấy thơm và nổ lép bép là được. Khi bốc thuốc thang giã nát.
Bảo quản: để nơi khô, ráo, thoáng gió, thỉnh thoảng nên phơi.
Kiêng ky: Tỳ Vị hư hàn không nóng rét thì không nên dùng